Khi đạp xe, cổ tay bị đau là một hiện tượng thường xuyên được các bạn đạp xe kêu than. Nguyên nhân là dây thần kinh ngón áp út và ngón cái bị căng và chịu áp lực quá do quá trình cầm tay lái trong thời gian dài, những trường hợp bình thường có thể có các triệu chứng như đau, nhói hoặc tê. Ngoài ra, những phản ứng không tốt đó có thể ảnh hưởng tạm thời đến lực của tay khiến cho tay không có lực để bóp phanh hay dùng bộ biến số.
Hôm nay, tôi sẽ giới thiệu 5 phương pháp hiệu quả giúp bạn tránh đau cổ tay khi đạp xe, khiến cho tay của bạn cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình đạp xe đường dài.
5 phương pháp hiệu quả giúp bạn tránh đau cổ tay khi đạp xe (minh họa 1)
Những thứ có ích nên chia sẻ với mọi người, chia sẻ bài viết, hiểu biết thêm nhiều việc liên quan đến xe đạp!
1, Điều chỉnh chính xác xe của bạn
Ở đầu bài viết chúng ta có nói đến cổ tay bị đau khi đạp xe do dây thần kinh ở ngón áp út và ngón cái bị chịu áp lực trong thời gian dài. Mà áp lực trên chủ yếu do những áp lực do cổ ta phải chịu, ví dụ, khi yên xe quá cao, cơ thể quá nghiêng về phía trước khiến cho trọng lượng nửa thân trên tập chung vào cổ tay, từ đó gây ra áp lực mà sinh ra đau nhức.
Ngoài ra, nếu kích thước khung xe quá lớn hoặc tay cầm quá dài cũng có thể khiến nửa thân trước quá nghiêng về phía trước gây ra đau cổ tay.
Vì vậy, lựa chọn khung xe đạp và tay cầm phù hợp với chiều cao cơ thể, chiều dài cánh tay, đồng thời điều chỉnh độ cao yên xe phù hợp khi đạp xe, để giảm bớt những hiện tượng đau tay do đạp xe đạp địa hình nhập khẩu đi đường dài gây ra.
Tránh đau cổ tay khi đạp xe
2, Điều chỉnh xe tốt rồi nhưng vẫn đau? Xin hãy kiểm tra tư thế cầm tay lái!
Nếu bạn đã điều chỉnh tất cả những thứ kể trên rồi nhưng cổ tay vẫn đau, lúc đó xin hãy chú ý, xe xem có phải khi cầm tay lái, phần cổ tay, khuỷu tay và vai quá “căng thẳng”? hãy thử thả lỏng phần cổ tay, vai và khuỷu tay khi đạp xe đạp thể thao thay vì quá cứng nhắc hay là quá cong hay quá duỗi thẳng. Trạng thái tự nhiên sẽ giúp bạn thấy thoải mái hơn!
Ngoài ra, khi nắm tay cầm, hãy chú ý cầm ra hai đầu phía tay lái, cầm tay lái quá gần vào trong có thể khiến cho cổ tay bị đau.
Tìm hiểu thêm :
- Đau cơ sau khi đi xe đạp? Bạn có chú ý đến những điều này?
- Bạn đã nghe nói bao nhiêu câu quảng cáo liên quan đến xe đạp?
- Top 10 cảm giác khó chịu nhất khi đua xe
- Làm thế nào để tính toán tỷ lệ răng và tần suất nhịp đạp xe?
3, Các loại tay nắm xe
Nếu bạn không không phải là một người đạp xe chuyên nghiệp, yêu cầu đối với các loại ghi đông không nên quá khắt khe, không theo đuổi tốc độ cao trong quá trình đạp xe, vậy thì hãy thử những loại ghi đông có có tính thỏai mái cao, ví dụ như tay lái cong (chủ yếu được sử dụng trên xe đạp địa hình), nó hơi vênh lên, nó có thể đem đến cho bạn một tư thế đạp xe có cảm giác hoàn toàn mới lạ. Thường mà nói thì loại ghi đông này giúp cho tay và phần thân trên thoải hơn loại ghi đông thẳng.
4. Góc độ lắp phanh xe
Tay phanh nếu lắp quá hướng lên trên hay xuống dưới đều gây ra tư thế không tự nhiên cho cổ tay, thời gian dài có thể dẫn đến đau cổ tay. Căn cứ vào lòng bàn tay nhỏ hay to, độ dài ngón tay và độ cao của yên xe đều điều chỉnh phanh xe một cách phù hợp để khi bóp phanh không cần quá dơ ngón tay ra hoặc phải quá vênh cổ tay lên. Sau khi điều chỉnh xong khi bóp phanh cổ tay không có thể thả lỏng một cách tự nhiên.
5, Chọn một đôi găng tay phù hợp với bản thân
Găng tay ngoài có khả năng chống chơn còn có thể bảo vệ tay khỏi những tổn thương, còn có thể tránh cho cổ tay không bị đau. Vùng xung quanh ngón tay cái được dùng nhất chất liệu giảm xóc, có hiệu quả để giảm tác động của những chấn động lên phần tay, từ đó giảm đau nhức ở vùng cổ tay.
Chọn một đôi găng tay phù hợp với bản thân
Xe đạp Nghĩa Hải là nhà phân phối độc quyền các dòng xe đạp Nhật Bản với thương hiệu Maruishi nổi tiếng, có bề dày hoạt động hơn 130 năm. Hãng xe đạp Maruishi có nhiều dòng xe và đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã như xe đạp cào cào, xe đạp mini, xe đạp địa hình, xe đạp thể thao,…
Để lại bình luận